• (+84) 909 858 115
  •   50-52 Trần Bạch Đằng, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM Y KHOA CENTER LAB VIỆT NAM

Xét nghiệm Ure máu là gì?


URE MÁU

1. Xét nghiệm Ure máu là gì?

Xét nghiệm Ure máu thực chất là xét nghiệm máu để định lượng nồng độ Urea Nitrogen có trong máu. Chỉ số Ure máu thường được dùng để đánh giá tình trạng chức năng của gan và thận...

- Nếu chỉ số này càng cao thì có nghĩa là chức năng thận càng kém, hàm lượng protein trong cơ thể quá cao hoặc cơ thế thiếu nước dẫn đến quá trình lưu thông kém. 
- Ngược lại, nếu chỉ số Ure máu thấp hơn so với mức trung bình thì có thể bạn đang bị suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý về gan.

2. Ure máu thay đổi trong những trường hợp nào?
Chỉ số bình thường của Ure máu là 2,5 - 7,5mmol/l. Trong một số trường hợp nhất định, chỉ số này sẽ có sự thay đổi ít nhiều.


2.1. Trường hợp Ure tăng cao
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có nhiều protein.
- Người bị suy thận, tắc nghẽn đường niệu, vô niệu,...
- Người bị ngộ độc thủy ngân.
- Các trường hợp tăng dị hóa protein: suy dinh dưỡng, bỏng, sốt,...
- Nhiễm trùng nặng, xuất huyết tiêu hóa,...


2.2. Trường hợp Ure giảm
- Phụ nữ có thai.
- Người có chế độ ăn kiêng, chế độ ăn nghèo protein.
- Xơ gan, suy gan, viêm gan mạn tính hoặc cấp tính.
- Hội chứng thận hư, giảm hấp thu.
- Người mắc hội chứng tiết ADH không phù hợp.

Tăng Ure máu ảnh hưởng đến sức khỏe


3. Ure máu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Bất kỳ sự tăng giảm Ure máu nào cũng đều có những tác động nhất định đến sức khỏe con người. Cụ thể:


3.1. Ảnh hưởng tim mạch
Sự thay đổi bất thường của nồng độ Ure máu có thể làm tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh, nhỏ. Đặc biệt có thể gây ra trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt đối với người bị suy thận giai đoạn cuối.


3.2. Ảnh hưởng tiêu hóa
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon. Khi ở mức độ nặng hơn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét niêm mạc miệng và họng, có dấu hiệu đen lưỡi. Trường hợp ure máu tăng quá cao người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa.


3.3. Ảnh hưởng hô hấp
Người bệnh thường xuyên bị rối loạn nhịp thở, hơi thở yếu, chậm và có mùi NH3 (amoniac), thậm chí có thể gây hôn mê. 


3.4. Ảnh hưởng thần kinh
Tăng giảm Ure máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh ở 3 mức độ tăng dần, người bệnh có thể đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở mức độ nhẹ; nặng hơn thì rơi vào trạng thái mơ màng, nói mê, vật vã. Khi Ure máu tăng cao ở mức độ nặng nhất có thể dẫn đến co giật, đồng tử co lại, hôn mê và phản ứng kém với ánh sáng.


3.5. Ảnh hưởng huyết học
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mức độ ảnh hướng có thể khác nhau, thường tăng Ure máu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.


3.6. Ảnh hưởng thân nhiệt
Sự thay đổi Ure trong máu khiến nhiệt độ cơ thể giảm. 


4. Quy trình xét nghiệm Ure máu
Tuy là xét nghiệm máu nhưng người bệnh không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm mà chỉ cần hạn chế không ăn các loại thực phẩm có chứa quá nhiều protein. Thời điểm làm xét nghiệm thích hợp nhất là vào buổi sáng. Quy trình xét nghiệm có thể kéo dài trong khoảng 1 giờ. 

*************************************************

Trung tâm xét nghiệm y khoa Center Lab Việt Nam

Địa chỉ: 50-52 Trần Bạch Đằng, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

(Đối diện cổng sau bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ)

Hotline: 0909 858 115

Facebook: https://www.facebook.com/CENTERLABVIETNAM

Xin mời xem thêm Thông tin y tếTin tức !

Xin cảm ơn !

*************************************************

Zalo Cơ Sở 1