Xét nghiệm định lượng urê là xét nghiệm máu giúp sàng lọc và chẩn đoán bệnh lý gan, thận. Xét nghiệm urê máu thường được sử dụng trong khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng thận. Dưới đây là một số thông tin, ý nghĩa của xét nghiệm và một số nguyên nhân dẫn đến nồng độ urê máu tăng.
1. Urê là gì?
Urê trong nước tiểu được ghi nhận lần đầu tiên vào khoảng năm 1727 bởi bác sĩ người Hà Lan Hermann Boerhaave. Đến giữa thế kỷ 19, việc ước tính urê trong nước tiểu đã được sử dụng cho các mục đích lâm sàng do phát hiện bệnh thận có liên quan đến giảm bài tiết urê trong nước tiểu. Đến những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các phương pháp định lượng urê máu đã được cải tiến và trở thành phương pháp kiểm tra chức năng thận thường quy được sử dụng rộng rãi.
Urê là một hợp chất hóa học hữu cơ được cơ thể tạo ra trong chu trình chuyển hóa protein. Protein phân giải thành axit amin rồi phân hủy tạo ra amoniac (NH3) và CO2. Cuối cùng NH3 được chuyển hóa thành urê. Quá trình tổng hợp urê xảy ra ở gan, sau đó được đào thải một phần trong lòng ruột và phần còn lại được lọc qua cầu thận rồi tái hấp thu thụ động qua ống thận.
2. Xét nghiệm Urê máu là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm định lượng Urê máu?
Xét nghiệm urê máu là một xét nghiệm thường quy và rất được quan tâm trên lâm sàng, được sử dụng để định lượng nồng độ urê trong máu của một người. Nồng độ urê trong máu phản ánh sự cân bằng giữa tổng hợp urê ở gan và thải trừ urê qua thận.
Một người khỏe mạnh đào thải khoảng 30g urê mỗi ngày, phần lớn qua nước tiểu và một phần qua ruột. Nồng độ urê máu ở người khỏe mạnh thường từ 2,8 – 7,2mmol/L
Nồng độ urê máu phụ thuộc cùng lúc vào chức năng thận, khẩu phần nitơ trong chế độ ăn, quá trình dị hóa protein ở gan và cân bằng điện giải trong cơ thể. Nồng độ urê trong máu tăng hoặc giảm là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau bao gồm bệnh thận, bệnh gan, suy tim hoặc chế độ ăn nhiều protein.
Nhìn chung, xét nghiệm định lượng urê máu được chỉ định với mục đích:
Nồng độ urê niệu thường được sử dụng để đánh giá khẩu phần protein cung cấp qua chế độ ăn.
3. Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng Urê máu
Xét nghiệm urê máu khi phân tích cùng xét nghiệm creatinin cho phép đánh giá mức độ đồng hóa của bệnh nhân. Cụ thể, khi nồng độ urê tăng, nồng độ creatinin không tăng, chẩn đoán nghiêng về bệnh nhân có tình trạng dị hóa protein rất mạnh. Khi cả hai nồng độ urê và creatinin tăng gợi ý bệnh nhân có tình trạng suy giảm chức năng thận.
Ngoài ra, tính tỷ lệ urê và creatinin còn giúp ích cho chẩn đoán phân biệt các suy thận nguồn gốc trước thận hay do nguồn gốc khác. Hoặc tỉ lệ nồng độ urê máu và urê niệu cũng có thể cung cấp thông tin giúp xác định nguồn gốc suy thận.
Xét nghiệm urê máu giúp đánh giá mức độ nặng của suy thận và xác định xem bệnh nhân có cần lọc máu không.
Ngoài để chẩn đoán bệnh thì nồng độ urê máu còn cung cấp thông tin để đánh giá nhu cầu protein của một người.
4. Nguyễn nhân gây tăng Urê máu
Nồng độ urê máu tăng có thể do các nguyên nhân suy thận sau:
Trong trường hợp tăng urê máu nhưng chức năng thận bình thường, urê có thể tăng do một số nguyên nhân khác:
5. Nguyên nhân gây giảm Urê máu
Tình trạng giảm urê máu ít khi xảy ra, có thể do giảm sản xuất urê, tăng bài tiết urê qua nước tiểu hoặc cả hai. Một số nguyên nhân có thể làm giảm urê máu là: