1. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần để làm gì?
Xét nghiệm định lượng protein toàn phần gồm có 2 loại là xét nghiệm protein trong máu và xét nghiệm protein trong nước tiểu.
* Trong xét nghiệm máu:
Định lượng protein toàn phần được xác định là lượng albumin và globulin trong huyết thanh. Albumin trong huyết thanh chiếm tới một nửa số protein tìm thấy trong huyết tương và có chức năng như sau:
- Duy trì áp lực kéo trong máu giúp giữ nước không rò rỉ ra bên ngoài thành mạch máu
- Tham gia và quá trình tổng hợp protein ngoại vi thông qua việc cung cấp acid amin
- Đóng vai trò liên kết, vận chuyển một số chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa cơ thể như acid béo, bilirubin, hormon steroid và các hoạt chất khác đi khắp cơ thể
- Protein globulin có nhiều kích thước, trọng lượng và chức năng khác nhau, phân theo cách di chuyển trên điện di gồm có protein vận chuyển, enzyme, bổ sung và immunoglobulin (IgA, IgD, IgE, IgM và IgM).
Với những chức năng trên thì việc định lượng protein toàn phần máu sẽ giúp đánh giá các bệnh lý về rối loạn kiềm - toan, đáp ứng viêm hoặc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
* Trong xét nghiệm nước tiểu
Ở người bình thường thì nước tiểu sẽ không có hoặc rất ít protein do cơ chế tái hấp thu ở thận. Vì vậy khi trong nước tiểu có protein thì thận có thể bệnh nhân đã mắc các tình trạng bệnh lý về thận khiến lượng lớn protein thải ra nước tiểu. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần trong nước tiểu giúp khẳng định tình trạng đó và giúp bước đầu định hướng các rối loạn bất thường trong cơ thể.
2. Giới hạn protein toàn phần trong máu và nước tiểu là bao nhiêu?
Trong huyết thanh, chỉ số protein bình thường nằm ở khoảng 6-8 g/dl trong đó albumin chiếm 3,5- 5,0 g/dl, còn lại là globulin.
Trong nước tiểu, chỉ số protein bình thường thải loại sẽ ít hơn 150 mg và albumin dưới 20 mg mỗi 24 giờ. Đối với phụ nữ mang thai, khi lượng protein trong nước tiểu vượt quá 300 mg/ ngày thì có thể nghi ngờ tiền sản giật - sản giật là bệnh lý nghiêm trọng trong thai kỳ.
Trong một số trường hợp, định lượng protein toàn phần trong máu hay nước tiểu cũng có thể biến thiên bất thường nhưng không phải do bệnh lý, cụ thể như các trường hợp sau:
- Người tập thể dục cường độ cao
- Người có chế độ ăn nhiều đạm
- Do tuổi tác hoặc căng thẳng
- Do thai kỳ
- Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nội tiết
- Biến chứng từ phẫu thuật.
3. Khi nào thì cần làm xét nghiệm định lượng protein toàn phần?
Xét nghiệm định lượng protein toàn phần có thể thực hiện trong kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa, gan, thận, cụ thể như:
- Ăn không ngon, sút cân mất kiểm soát
- Mệt mỏi
- Phù
- Khó tiểu
- Buồn nôn hoặc nôn
- Các biểu hiện của thiếu dinh dưỡng.
4. Kết quả xét nghiệm định lượng protein toàn phần có ý nghĩa như thế nào?
Nếu protein toàn phần cao: Nếu chỉ số này xảy ra liên tục có thể nghĩ đến các tình trạng sức khỏe như:
- Tình trạng viêm do nhiễm trùng, như viêm gan virus hoặc nhiễm - HIV
- Ung thư, ví dụ đau tủy
- Bệnh thận mãn tính hoặc bệnh gan
- Bệnh nhân mất nước
Nếu protein toàn phần thấp: có thể do các tình trạng sức khỏe sau:
- Suy dinh dưỡng
- Rối loạn kém hấp thu
- Bệnh gan
- Bệnh thận: hội chứng thận hư hoặc viêm cầu thận
- Suy tim sung huyết.
Tỉ số Albumin / globulin
Đi kèm với protein huyết thanh toàn phần, còn có thể tính toán tỉ số Albumin đối với globulin (A/G) của máu, Do bởi một số bệnh lý có thể tác động lên albumin hoặc globulin của máu:
Tỉ số A/G thấp có thể do quá tăng sản xuất globulin, giảm sản xuất albumin, hoặc mất albumin, trong các trường hợp:
- Bệnh lý tự miễn
- Xơ gan, bao gồm viêm hoặc xơ gan
- Đau tủy
- Hội chứng thận hư
Tỉ số A/G cao có thể nghĩ đến:
- Kém sản xuất kháng thể
- Ung thư máu, hoặc ung thư tủy xương.