Xét nghiệm chỉ số men gan là một trong những thuật ngữ thường được dùng trong các xét nghiệm chức năng gan. Men gan tăng cao báo hiệu gan đang có vấn đề, nhưng đa phần chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp ta nắm được nguyên nhân làm men gan tăng cao, từ đó biết cách phòng ngừa bệnh tốt hơn.
1. Chỉ số men gan là gì?
Gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, thực hiện rất nhiều chức năng thiết yếu sống còn, như chức năng ngoại tiết và nội tiết, đồng thời vừa là kho dự trữ và trung tâm chuyển hóa thiết yếu của cơ thể. Trong đó, men gan (còn gọi là enzym gan) đóng vai trò tổng hợp và chuyển hóa đào thải trong gan. Khi gan bị viêm hay tổn thương, men gan bị rò rỉ vào máu làm chỉ số men gan tăng cao.
Có loại 4 men gan và chỉ số ở mức bình thường của mỗi loại như sau:
Aspartate transamine (AST): 20 – 40 UI/L. Đây là men trong tế bào gan, ngoài ra còn có ở mô tim, cơ và thận. AST tăng có thể do gan đang bị tổn thương.
Alanine transaminase (ALT): 20 – 40 UI/L. ALT là men ở gan, có trong bào tương, ALT tăng cho thấy gan đang bị tổn thương.
Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT): 20 – 40 UI/L, đây là men gan trong tế bào thành ống mật. GGT tăng cho thấy nguy cơ viêm gan mãn tính và bệnh đường mật.
Phosphatase kiềm (ALP): 30 – 110 UI/L, ALP có trong màng tế bào gan, thường tăng khi bị tắc nghẽn đường mật hoặc các bệnh lý về xương.
Tóm tắt mức độ tăng của chỉ số men gan và nguy cơ tử vong liên quan như sau:
2. Những nguyên nhân làm các chỉ số men gan tăng cao
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Đây là tình trạng mỡ tích tụ bất thường ở gan của những người ít hoặc không uống rượu. Bệnh là nguyên nhân phổ biến nhất làm các chỉ số men gan tăng cao nhưng đa phần bị chủ quan rằng bệnh lành tính, tuy nhiên ở giai đoạn phát triển có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xơ gan hay ung thư gan.
Viêm gan tự miễn
Viêm gan tự miễn là các tế bào gan bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công dẫn đến gan bị viêm, từ đó làm tăng các chỉ số men gan. Nguyên nhân của bệnh chưa rõ nhưng có thể do di truyền hoặc môi trường. Người bệnh có thể có triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, khó chịu ở bụng, đau cơ và phù nề.
Viêm gan siêu vi
Viêm gan siêu vi bao gồm viêm gan A (HAV), viêm gan B (HBV), hoặc viêm gan C (HCV) thường xuất hiện với các chỉ số men gan cao. Bệnh biểu hiện qua các triệu chứng nhiễm trùng như đau bụng, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu và vàng da. Một số loại viêm gan có thể âm thầm diễn tiến trong nhiều năm với các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi mãn tính.
Viêm gan do rượu
Viêm gan do rượu là một trong những nguyên nhân chính làm các chỉ số men gan tăng. Nồng độ các chỉ số men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương gan do rượu gây ra.
Bệnh đường mật
Bệnh đường mật như viêm đường mật, sỏi đường mật, giun chui ống mật thường liên quan với gan. Nguyên nhân là do khi đường dẫn mật bị phù nề hoặc dịch mật bị tắc nghẽn sẽ tác động lên gan, khiến chỉ số men gan tăng.
Thuốc
Nhiều loại thuốc khi dùng quá liều có thể gây nên ngộ độc, dẫn đến tổn thương gan và làm chỉ số men gan tăng cao như:
– Thuốc giảm đau Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen và Naproxen,…
– Kháng sinh như Amoxicillin, Isoniazid,…
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, các chỉ số men gan tăng còn có thể do nghiện rượu, ngộ độc hóa chất, sốt rét, ung thư gan, viêm tụy, bệnh celiac… Một số nguyên nhân làm tăng các chỉ số men gan không phải do tổn thương gan như hoạt động thể lực mạnh.
3. Triệu chứng khi chỉ số men gan cao
Các chỉ số men gan cao cảnh báo tình trạng tế bào gan đang tổn thương hoặc gan bị viêm. Tuy nhiên, nếu men gan tăng nhẹ (dưới 2 lần) thì người bệnh hầu như không có triệu chứng hoặc nếu có thì triệu chứng thường không rõ rệt. Các triệu chứng bao gồm: trướng bụng nhẹ, hơi đau ở hạ sườn phải, bị giãn các vi mạch ở cổ, mặt, mệt mỏi, chán ăn…. Thậm chí, một vài trường hợp dù men gan rất cao nhưng không có biểu hiện lâm sàng nào. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hay thậm chí đến vài năm.
Thực tế, chính biểu hiện không rõ ràng của bệnh đã khiến người bệnh chủ quan không đi khám và vẫn duy trì các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá,… Điều này sẽ càng gây hại cho gan, thậm chí có thể dẫn tới viêm gan cấp, hôn mê gan. Ngoài ra, còn có những biến chứng nghiêm trọng khác như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
4. Nên làm gì để hạ men gan cao?
Men gan cao là bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường và việc điều trị bệnh không hề đơn giản, do đó nên phòng tránh càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện theo những yêu cầu sau:
Hạn chế tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia. Đồng thời, nên hạn chế thực phẩm có thể tác động xấu tới gan như thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, nhiều đường béo cũng như thịt đỏ, dầu, gia vị cay nóng.
Uống đủ nước, ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu chất xơ.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc có nguy cơ gây hại cho gan.
Nên duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tập thể dục nhẹ nhàng và hạn chế các công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó, cần tránh những hóa chất gây hại có trong môi trường sống của mình.
Sử dụng các loại trà thảo mộc như cây kế sữa, bồ công anh,… để giảm viêm và hỗ trợ phục hồi tế bào gan.
Chủ động đi khám chức năng gan để phát hiện sớm các vấn đề về gan.
Chỉ số men gan tăng cao thường ít biểu hiện triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tính mạng, do vậy bạn nên phòng tránh càng sớm càng tốt. Đồng thời, nếu đã có tiền sử tăng men gan, bạn nên thường xuyên đi xét nghiệm, kiểm tra các chỉ số men gan để có hướng phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Center Lab Việt Nam sẽ giúp bạn xét nghiệm xác định chỉ số men gan và hỗ trợ tư vấn sức khỏe !
( Cần Thơ 27/4/2020 )