• (+84) 794 256 777
  • (+84) 909 858 115
  •   Cơ Sở 1: 181 Võ Văn Kiệt, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ
    Cơ sở 2: 50-52 Trần Bạch Đằng, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA CENTER LAB VIỆT NAM

DẤU HIỆU CỦA BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH 

Bệnh Đậu mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do virus có “họ hàng” với bệnh đậu mùa gây ra. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu,… 

Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao như người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người lớn tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch,…dễ dẫn đến những diễn tiến nặng, tỉ lệ tử vong cao hơn.

Bệnh Đậu mùa khỉ lây truyền như thế nào?

Đậu mùa khỉ dễ dàng lây truyền từ người sang người và từ động vật sang người.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc của động vật mắc bệnh). 

Ngoài ra, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh (chăn ga gối nệm, khăn mặt, quần áo,…) hoặc tiếp xúc với các tổn thương da của người bệnh cũng có thể khiến một người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Vì thế, nếu sống chung với người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ thì khả năng nhiễm bệnh thường khá cao.

Căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh. Trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau khi sinh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh diễn ra như thế nào?

Người không may nhiễm virus đậu mùa khỉ có thể chia làm hai giai đoạn bệnh.

Thời gian ủ bệnh

Thông thường sau khi nhiễm virus gây nên bệnh đậu mùa khỉ thì thời gian ủ bệnh có thể từ 5 đến 21 ngày, tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt đầu xuất hiện.

Một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.

Thời điểm khởi phát triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi một người mắc bệnh đậu mùa khỉ bao gồm:

  • Sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên)
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau mỏi lưng và các cơ
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi uể oải
  • Nổi hạch

Sau khi có biểu hiện sốt, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát ban sau đó từ 1 đến 3 ngày. Các dấu phát ban có thể xuất hiện ở:

  • Trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt)
  • Lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%)
  • Miệng
  • Mắt (bao gồm cả giác mạc và kết mạc)
  • Cơ quan sinh dục

Phòng bệnh đậu mùa khỉ bằng cách nào?

Bộ Y tế khuyến cáo tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Người nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác.

Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Người đến các quốc gia, vùng lãnh thổ có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống). Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

 

TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA CENTER LAB

Mở cửa: 6h30 – 19h (Thứ 2 – chủ nhật)

Tiêm ngừa: sáng: 7h – 11h, chiều: 13h – 17h (Tất cả các ngày trong tuần)

Cơ Sở 1: 181 Võ Văn Kiệt, P. An Thới, Q. Bình Thủy, Tp. Cần Thơ

Cơ sở 2: 50-52 Trần Bạch Đằng, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ Hotline: 0796 993 868 - 0909 858 115 - 0794 256 777

Gmail: centerlabvietnam@gmail.com

Zalo Cơ Sở 1 Zalo Cơ Sở 2